Lifestyle

Mình còn trẻ, mình thích thì nhích thôi

Gia đình truyền thống ngành y, xuất thân học chuyên hoá nhưng hiện tại lựa chọn học thiết kế đồ hoạ tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Những câu chuyện như thế này nghe rất quen phải không. Đây là câu chuyện của Long Vũ – một Curnonian và cũng là câu chuyện của rất nhiều bạn trẻ hiện nay.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn trẻ loay hoay tìm một con đường riêng của mình. Vậy điều khác biệt giữa những bạn trẻ đó và Long Vũ là gì.

Tại sao nhiều người ngại nghiêm túc với đam mê?

Trong bài blog “Làm thế nào để chọn nghề (How to pick a career)” trên trang blog Wait by Why, Tim Urban – một diễn giả nổi tiếng của TED đã mô tả giai đoạn tuổi thơ như này:

“Tuổi thơ mỗi người vốn đều là một dòng sông và chúng ta đều là những con cá bơi theo dòng chảy của dòng sông đó. Chúng ta không tự lựa chọn dòng sông của mình. Chúng ta được sinh ra và bơi theo dòng chảy mà bố mẹ, xã hội hoặc hoàn cảnh sắp đặt sẵn. Chúng ta được dạy về những quy tắc, về cách bơi và những điểm đến. Chúng ta không cần phải nghĩ về những con đường, nhiệm vụ của chúng ta là tìm cách thành công trên những con đường đã được sắp đặt sẵn đó.”

đam mê

Curnon nghĩ rằng hầu hết các con sông tuổi thơ của độc giả đều chảy vào những cái ao mang tên đại học hoặc trường nghề. Với nhiều người đây sẽ là lần đầu tiên họ thực sự phải đưa ra lựa chọn quan trọng trong đời: lựa chọn một cái ao mình muốn.

đam mê

Trong cái ao, chúng ta có những thời gian nghỉ ngơi và từ đó bắt đầu dùng thời gian đó để dần phân nhánh thành những sở thích khác nhau. Chúng ta bắt đầu tò mò về thế giới bên ngoài cái ao, về đại dương – nơi mà chúng ta sẽ bơi đến sau khi ra khỏi cái ao và dành cả phần đời còn lại ở đó.

đam mê

Từ bé chúng ta luôn bơi theo dòng chảy được đặt ra sẵn. Chúng ta không quen với việc phải lựa chọn gì đó khác biết. Chúng ta sợ nhiều thứ, sợ mạo hiểm, sợ khó khăn. Chúng ta sợ lạc lối, sợ đi một con đường không có chỉ dẫn rõ ràng. Những nỗi sợ đó vô tình ngăn chúng ta làm những thứ mà chúng ta thích.

Long Vũ là một trong rất nhiều bạn trẻ đã dám ra khỏi cái ao an toàn của mình và thử bơi theo những sở thích. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ khác không như vậy. Họ có rất nhiều nỗi sợ vô hình ngăn cản bản thân theo đuổi đam mê. Đó có thể là những yếu tố khách quan như hoàn cảnh không cho phép, gia đình ngăn cấm nhưng cũng có những yếu tố chủ quan từ chính bản thân như sợ thử, sợ sai, sợ đam mê không kiếm ra tiền… 

Vậy là thế nào để vượt qua được những nỗi sợ này?

Thử đi sợ chi

Giả sử bạn là một chú cá hồi muốn vượt thác. Bạn đã ra khỏi được cái ao an toàn của mình và tìm được con thác đam mê. Giờ là lúc bạn chinh phục con thác đó:

Bước 1: Bỏ nỗi sợ sang 1 bên

Đây là bước đầu, cũng là bước “nói thì dễ mà làm thì khó” nhất vì bạn cần phải vượt qua nỗi sợ và tin vào bản thân mình trước đã.

Khi thành tạo ra Curnon, chúng tôi cũng đã từng rất sợ hãi. Nhưng nếu chúng tôi vì sợ mà không dám làm thì đã không có Curnon của hiện tại. Một điều Curnon học được là trước những quyết định quan trọng của cuộc đời, bạn cần dẹp sự sợ hãi sang một bên. Sợ hãi không giải quyết vấn đề gì cả. Curnon biết nỗi sợ của bạn không phải là vô lý nhưng sự nhút nhát nhiều khi phóng đại những trở ngại thực tế. Cảm xúc che mờ lý trí – bạn không thể suy nghĩ thông suốt được.

Với nhiều người, nỗi sợ lớn nhất ngăn họ theo đuổi đam mê là họ không tin rằng mình có thể làm được. Họ sợ thất bại và không đủ tự tin vào bản thân mình. 

Bạn có thể nói chuyện với thầy cô, một người bạn hay một người tiền bối –  bất cứ ai mà bạn tin tưởng sẽ cho bạn được những lời khuyên thông thái. Những lời khuyên, lời động viên của họ sẽ giúp bạn tự tin hơn.

Thất bại đáng sợ thật, nhưng điều hối tiếc vì đã không làm 1 điều gì đó còn đáng sợ hơn. Bạn còn trẻ, hãy cố gắng trải nghiệm, thử làm những điều mình thích.

Nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ hoàn thành được điều gì nếu bạn không bắt đầu.

Bước 2: Lên chiến lược vượt thác

Thực hiện bất cứ điều gì cũng cần phải có một kế hoạch cụ thể. Từ nhỏ bạn đã quen đi theo con đường được định sẵn. Chắc hẳn bạn cũng học được muốn làm bất cứ gì tốt cũng cần có một kế hoạch. Giờ là lúc bạn cần tự tay lập những kế hoạch lớn cụ thể cho mình. Bạn muốn làm giám đốc, cũng được thôi nhưng bạn cần phải có những kế hoạch với từng bước nhỏ trước đã. 

Ví dụ nếu bạn đam mê dẫn chương trình và muốn trở thành một MC, bạn sẽ cần phải có những kỹ năng gì, môi trường nào sẽ phù hợp nhất để bạn học hỏi được những kỹ năng đó? Từ đó bạn có thể đặt ra những mục tiêu rõ ràng như thi vào những trường báo chí để được tiếp xúc với những kiến thức tốt nhất, xin đi thực tập ở những đài truyền hình để học hỏi và trau dồi thêm kinh nghiệm… 

Ngoài ra đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn để luyện tập như tập nói trước gương mỗi ngày, dẫn các chương trình nhỏ của trường lớp, tham gia các câu lạc bộ liên quan… Nhớ rằng những kế hoạch lớn chỉ thành hình khi bạn hoàn thành được những kế hoạch nhỏ.

Bước 3: Chia sẻ với gia đình

Gia đình luôn là chỗ dựa vững trãi và động lực to lớn với mỗi người. Bản thân bạn là người quyết định việc theo đuổi đam mê của mình. Tuy vậy có được sự ủng hộ của những người xung quanh, đặc biệt là gia đình là một động lực mạnh mẽ để bạn tập trung được hơn vào con đường theo đuổi đam mê. Bạn nên chia sẻ nghiêm túc với gia đình về những dự định của bạn. 

Sau khi qua được 2 bước trên, bạn đã có được sự quyết tâm và một kế hoạch rõ ràng, việc theo đuổi đam mê có lẽ nghe không còn viển vông nữa. Curnon tin rằng gia đình mà ủng hộ thì hành trình theo đuổi đam mê của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Bước cuối: Nhích

Nếu bạn đã hoàn thành xong hết những bước trên, thì chúc mừng bạn đã vượt qua được nỗi sợ của bản thân, có được sự ủng hộ của gia đình và một kế hoạch để làm theo.

Đã có trong tay một tâm lý sẵn sàng, một kế hoạch rõ ràng, giờ thì không có lời khuyên gì nhiều ngoài hãy cố gắng hết sức mỗi ngày để hiện thực hóa đam mê. 

Hãy là một chú cá hồi dũng cảm

Nỗi sợ là rào cản tâm lý lớn nhất ngăn bạn thử theo đuổi đam mê. Nhưng bạn biết đấy, người ta thường có xu hướng sợ những gì người ta chưa biết. Vậy nên nếu muốn hết sợ gì, đơn giản nhất là bạn… biết nhiều hơn về nó. Muốn biết nhiều hơn thì phải học, phải trải nghiệm, phải thử thêm nhiều điều mới.

Bạn còn trẻ mà, thích thì nhích, cứ thử đi vì tại sao không?

Xem thêm:

Checklist 20+ vật dụng không thể thiếu khi đi du lịch

6 dạng leader phổ biến nhất. Sếp của bạn là dạng leader nào?

Dompamin – Hormone của động lực và hạnh phúc là gì

Sách hay nên đọc: 5 cuốn sách để mang theo khi đi du lịch

30/4 đi đâu chơi ngay tại Hà Nội?

Chia sẻ bài viết:

icon-facebook icon-facebook icon-facebook